Tổng kết tình hình xuất nhập khẩu thép 11 tháng đầu năm

Ngày đăng: 23/12/2016 - Tác giả:

Nhìn chung là tình hình xuất nhập khẩu thep 11 tháng đầu năm qua tăng mạnh, xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt 3,1 triệu tấn, thu về 1,8 tỷ USD (tăng 35% về lượng và tăng 16,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái)

>> Tình hình giá cả thép cọc cừ 11 hiện nay ?

Tổng kết tình hình xuất nhập khẩu thép 11 tháng đầu năm

Tổng kết tình hình xuất nhập khẩu thép 11 tháng đầu năm

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ sắt thép của Việt Nam, đạt 858.220 tấn, trị giá 518,8 triệu USD, chiếm 28% tỷ trọng, tăng mạnh 528% về lượng và tăng 433% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp đến thị trường Campuchia đạt 582.508 tấn, trị giá 272 triệu USD, chiếm 19% tỷ trọng, giảm 13% về lượng và giảm 25% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Indonesia là thị trường lớn thứ 3 tiêu thụ sắt thép của Việt Nam, với 478.357 tấn, tương đương 287,7 triệu USD, chiếm 16%, tăng 6,9% về lượng nhưng giảm 6,3% về kim ngạch.

Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép tăng mạnh ở các thị trường như: Hàn Quốc (tăng 262% về lượng và tăng 161% về kim ngạch); Đức (tăng 308% về lượng và tăng 291% về kim ngạch); Nhật (tăng 68% về lượng và tăng 77% về kim ngạch); Đài Loan (tăng 505% về lượng và tăng 163% về kim ngạch). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Ai Cập, Ucraina lại sụt giảm rất mạnh từ 75 -85% so với cùng kỳ.

Thái Lan cũng là một trong những thị trường nhập khẩu thép từ Việt Nam sụt giảm mạnh trong 11 tháng đầu năm, giảm 37% về lượng và giảm 43,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước và có thể trong thời gian tới xuất khẩu sắt thép sang thị trường này còn giảm nữa do sản phẩm tôn mạ màu của Việt Nam xuất sang thị trường Thái Lan có khả năng phải chịu thuế chống bán phá giá lên đến 60,26%.

Cụ thể, Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan hôm 8-12 thông báo gửi Bản dữ liệu trọng yếu kết luận điều tra về vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) sản phẩm tôn mạ màu (Painted hot dip galvanized of Cold rolled steel and painted hot dip plated or coated with aluminum zinc alloy of cold rolled steel) nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, mức thuế cơ quan này dự kiến có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam là từ 4,51% đến 60,26%.

Tuy nhiên, DFT thông báo sẽ tạo cơ hội cho các bên liên quan gửi bản đệ trình nêu các ý kiến, lập luận dưới dạng văn bản tới DFT không muộn hơn 16g30 ngày 6-1-2017. Ngoài ra, DFT cũng sẽ tổ chức phiên điều trần vào ngày 16-1-2017.

Vụ điều tra CBPG này được khởi xướng vào tháng 9-2015 sau khi Công ty NS Bluescope gửi đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm tôn mạ màu, gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Thái Lan. Khi ấy, biên độ phá giá mà công ty này cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam là 89,58%.

Sản phẩm bị điều tra là tôn lạnh có mã HS: 7210.70.10.012, 7210.70.10.013, 7210.70.10.014, 7210.70.10.015, 7210.70.10.022, 7210.70.10.023, 7210.70.10.024, 7210.70.10.025, 7210.70.10.032, 7210.70.10.033, 7210.70.10.034, 7210.70.10.035, 7210.70.10.042, 7210.70.10.043, 7210.70.10.044, 7210.70.10.045, 7210.70.10.052, 7210.70.10.053, 7210.70.10.054, 7210.70.10.055, 7210.70.10.062, 7210.70.10.063, 7210.70.10.064, 7210.70.10.065, 7210.70.10.090, 7210.70.90.030, 7210.70.90.040, 7210.70.90.050, 7210.70.90.060, 7225.99.90.090, 7212.40.10.090, 7212.40.20.090, 7212.40.90.090, 7226.99.19.090 và 7226.99.99.090.

Thép hiện là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài kiện áp dụng biện pháp CBPG nhiều nhất. Tính đến hết tháng 5-2016, có tổng cộng 25 vụ kiện phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép của Việt Nam, trong đó có đến 18 vụ kiện CBPG. Các vụ kiện chống bán phá giá mà các nước Đông Nam Á (ASEAN), như Thái Lan, Malaysia, tiến hành đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nhắm vào các sản phẩm thép.

Trước đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) từng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Việt Nam hạn chế lượng xuất khẩu và kiểm soát giá bán sang hai thị trường Malaysia và Thái Lan vì nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.

Từ năm 2013, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Thái Lan và Malaysia từng phản ánh tình trạng các sản phẩm thép này của Việt Nam được xuất khẩu vào hai thị trường này với số lượng tăng đột biến và có giá thấp, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp sản xuất tại hai nước này

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về XK sắt thép 11 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường 11T/2016 +/- (%) 11T/2016 so với cùng kỳ
Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng Trị giá
Tổng cộng 3.095.641 1.801.938.408 +34,94 +16,58
Hoa Kỳ 858.220 518.823.915 +528,11 +433,21
Campuchia 582.508 271.948.175 -12,68 -24,98
Indonesia 478.357 287.707.741 +6,90 -6,33
Hàn Quốc 224.516 114.391.131 +261,72 +161,48
Malaysia 190.729 101.307.512 -6,73 -19,79
Thái Lan 152.288 103.249.800 -37,32 -43,41
Lào 130.053 71.387.489 -21,04 -35,55
Australia 54.779 30.379.977 +58,35 +26,19
Đài Loan 35.978 22.691.604 +505,18 +163,31
Myanmar 25.913 14.319.531 +49,75 +26,10
Tiểu vương quốc Ả Rập TN 24.119 18.465.281 -19,99 -36,63
Philippines 17.131 11.384.171 -53,04 -36,83
Singapore 15.861 10.552.701 -2,03 -24,42
Bangladesh 15.002 8.500.198 -58,37 -54,99
Ả Rập Xê Út 10.834 5.948.835 -10,34 -9,29
Bỉ 9.426 15.882.337 -26,88 -41,88
Italia 8.893 14.321.198 -32,19 -49,79
Ấn Độ 8.804 8.214.544 -7,47 -22,41
Nga 8.325 6.912.892 +4,97 -7,59
Trung Quốc 4.233 5.820.862 +79,75 +56,42
Nhật Bản 4.145 5.939.550 +67,88 +77,48
Thổ Nhĩ Kỳ 2.693 2.109.600 +32,99 +37,52
Braxin 2.638 2.234.063 -44,51 -16,78
Anh 1.862 3.625.895 -44,73 -45,95
Đức 1.355 1.633.000 +308,13 +290,76
Tây Ban Nha 921 1.341.492 -11,61 -37,53
Hồng Kông 655 1.166.397 +73,74 +44,44
Ai Cập 369 187.229 -82,54 -85,32
Ucraina 65 114.541 -83,03 -75,77
Thụy Sĩ 10 50.589 * *