Tình hình sắt thép thế giới 28/1/2019: Quặng sắt Đại Liên giảm mạnh nhất trong hai tuần
Ngày đăng: 29/01/2019 -Tình hình sắt thép thế giới 28/1/2019: Quặng sắt Đại Liên giảm mạnh nhất trong hai tuần bởi chi phí sản xuất cao và nhu cầu yếu.
Các nhà phân tích cho biết, tỷ suất lợi nhuận thép ở Trung Quốc giảm có thể buộc các nhà máy phải tạm dừng các cơ sở sản xuất của họ, làm giảm nhu cầu về quặng sắt và các nguyên liệu thô khác.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2019 được giao dịch trên sàn Đại Liên ngày 27/01/2019 lúc mở cửa phiên giao dịch giảm 0,2% so với phiên trước đó, được giao dịch ở mức 1.041,50 CNY (161,11 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong hai tuần là 1.015,50 CNY.
Quặng sắt nhập khẩu giao ngay tới Trung Quốc ngày 26/1 được giao dịch ở mức 167,50 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1/2019.
Giá quặng sắt giao dịch tháng 2/2019 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 163,20 USD/tấn.
Trên sàn Đại Liên giá than luyện cốc giảm 1,1% trong khi than cốc mất 1%, sau khi cả hai đều chạm mức thấp nhất trong sáu tuần.
Trên sàn Thượng Hải giá thanh cốt thép tăng 1,4%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,8%. Giá thép không gỉ giao tháng 5/2019 giảm 0,9%.
Các nhà phân tích của Sinosteel Futures cho biết, do chi phí sản xuất tăng mạnh và nhu cầu thép yếu, “các công ty thép ở miền Bắc đã phải chịu thiệt hại quy mô lớn”.
Sinosteel cũng cho biết thêm, Nhu cầu thị trường đối với nguyên liệu thô dự kiến sẽ giảm hơn nữa trong tương lai gần, đồng thời trích dẫn tác động của các biện pháp hạn chế đang diễn ra ở Trung Quốc nhằm kiềm chế lượng COVID-19 gia tăng và dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.
Giá quặng sắt đầu vào chủ chốt vẫn tăng sau khi tăng đột biến vào năm ngoái do nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi sản xuất một lượng thép cao kỷ lục bất chấp đại dịch.
Nhập khẩu thép của Trung Quốc trong năm 2019 dự kiến sẽ tăng do nhu cầu trong nước mạnh, được hỗ trợ bởi các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, một nhóm ngành cho biết, hỗ trợ cho giá thép.
Liên đoàn Thép Đức (WV Stahl) cho biết, Đức sản xuất khoảng 35,7 triệu tấn thép thô vào năm 2020, giảm 10% so với mức 10% của năm trước. Trong số đó, lò cao sản xuất khoảng 24 triệu tấn và lò điện hồ quang (EAF) đạt sản lượng 11,5 triệu tấn, giảm lần lượt 13% và 3% so với cùng kỳ năm 2019.
Đức đạt sản lượng khoảng 23 triệu tấn gang vào năm 2020, giảm 12% so với năm 2019. Sản lượng các sản phẩm thép là khoảng 31 triệu tấn, giảm 9,8% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, Đức đã sản xuất khoảng 3,1 triệu tấn thép thô trong tháng 12 năm 2020, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Để biết thêm tình hình sắt thép trong nước, vui lòng liên hệ với Thanh Bình HTC – Công ty cung cấp sắt thép uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Hiện nay đối tác của chúng tôi đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Anh, Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan…và đặc biệt là các khách hàng tại Việt Nam. Cung cấp các sản phẩm như thép góc, thép chế tạo, thép bản mã, thép cọc cừ, thép cuộn cán nóng, thép tấm, thép hình và nhiều sản phẩm khác
Nguồn: VITIC/Reuters
Bài viết liên quan
- Đơn giá thi công nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
- Định hướng quy hoạch ngành thép năm 2017
- Điện tăng, xăng tăng, giá sắt thép cũng tăng
- Để đảm bảo khách quan, Bộ Công Thương thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép
- Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
- Đầu năm 2017 sức hút từ lợi nhuận của ngành công nghiệp thép
- Đánh giá chất lượng thép để đảm bảo ngôi nhà vững chắc
- [CẬP NHẬT MỚI NHẤT] BẢNG BÁO GIÁ CÁT XÂY DỰNG HÔM NAY NĂM 2019
- Xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ trong tháng 8 tăng
- Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 49,2%
- Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ giảm mạnh ở Mỹ
- Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Nhật giảm xuống 381.559 tấn
- Xu hướng giá thép đầu năm 2020 trong tình hình xảy ra Coronavirus
- Xe goong trong khai thác than trong lò tại mỏ than Nam Mẫu
- Xe Goòng Trẻ Em Radio Flyer RFR32