Tiêu chuẩn cấp phối đá dăm – TCVN 8859:2011

Ngày đăng: 05/12/2020 - Tác giả:

Đá dăm có 2 loại là loại 1 và loại 2, đây còn được gọi là đá 0x4, là lại đá được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng như cấp phối cho nền đường, vá đường, sửa đường. Vậy đá dăm là gì, tiêu chuẩn cấp phối đá dăm là gì ?

ĐÁ DĂM LÀ GÌ ?

Đá dăm là loại đá tổng hợp từ nhiều loại đá mịn cho đến các kích thước lớn hơn, khoảng 40mm. Trên thị trường Việt Nam, hiện có 2 loại đá dăm đó là:

Loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.

Loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50 % khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất 75 % số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.

Tại sao đá dăm lại được sử dụng nhiều ?

Bởi đá dăm có khả năng kết dính tốt khi gặp nước tạo thành bề mặt cứng vững chắc

tieu-chuan-da-dam

CÁC CH TIÊU K THUT CƠ BN CA CP PHI ĐÁ DĂM  ?

Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cấp phối đá dăm loại 1 ?

TT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm
1 Độ kháng nén đá gốc (Mpa) > 80
2 Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA), % ≤ 35
3 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ, % ≥ 100
4 Giới hạn chảy (WL), % (1) ≤ 25
5 Chỉ số dẻo (IP), % (1) ≤ 6
6 Tích số dẻo PP(2) = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm ≤ 45
7 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % (3) ≤ 15
8 Độ chặt đầm nén (Kyc), % ≥ 98

Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cấp phối đá dăm loại 2  ?

TT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm
1 Độ kháng nén đá gốc (Mpa) > 80
2 Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu (LA), % ≤ 40
3 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ, % Không quy định
4 Giới hạn chảy (WL), % ≤ 35
5 Chỉ số dẻo (IP), % ≤ 6
6 Tích số dẻo PP(2) = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt qua sàng 0,075 mm ≤ 60
7 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % ≤ 15
8 Độ chặt đầm nén (Kyc), % ≥ 98

TIÊU CHUẨN CẤP PHỐI ĐÁ DĂM

Yêu cầu về loại đá nguyên liệu lựa chọn

Khi lựa chọn loại đá nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình nghiền, sàng lọc cấp phối đá dăm. Cần phải có cường độ nén tối thiểu là 60Mpa nếu cấp phối đá dăm dùng cho các nền móng trên. Và cường độ nén tối thiểu là 40Mpa nều dùng cho lớp nền móng dưới.

Thành phần hạt của cấp phối đá dăm

Thành phần hạt của cấp phối đá dăm

Lưu ý: Không được dùng đá xay có nguồn gốc từ đá sa thạch (đá cát kết, bột kết) và diệp thạch (đá sét kết, đá sít).

Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu cấp phối đá dăm

Cấp phối đá dăm đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng các quy định về thành phần hạt của vật liệu tại bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn Dmax trong cấp phối đá dăm

Dựa trên độ dày của thiết kế lớp móng và chỉ dẫn kỹ thuật công trình, các sản phẩm cấp phối đá dăm cần tuân thủ theo tiêu chuẩn Dmax – kích thước hạt lớn nhất như sau:

  • Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới
  • Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên
  • Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Dưới đây là một số bài viết bạn có thể tham khảo:

Tiêu chuẩn về chỉ tiêu cơ lý cấp phối đá dăm

Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm được quy định chi tiết tại bảng sau:

Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD

Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD

Ngoài các tiêu chuẩn cơ bản trên đây, các sản phẩm cấp phối đá dăm. Trước khi được đưa vào ứng dụng tại một công trình cụ thể cần qua nhiều bước thử nghiệm thực tế. Quy trình thí nghiệm, phương pháp thử theo tiêu chuẩn, quy định và triển khai thí điểm. Đặc biệt là các lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô.

Để tham khảo thêm các tiêu chuẩn cấp phối đá dăm cho công trình cụ thể khác. Quý khách TẢI TẠI ĐÂY