ISO LÀ GÌ ? Quy trình ISO là gì ? Tìm Hiểu Về ISO 9001:2015 ?
Ngày đăng: 24/09/2019 -ISO là gì, ISO là viết tắt của từ gì ? quy trình iso là gì ? Tất cả các câu hỏi liên quan về ISO sẽ được Thanh Bình giải đáp đầy đủ và chi tiết tại bài viết này
ISO LÀ GÌ ?
ISO là viết tắt của từ tiếng anh International Organization for Standardization, nghĩa là Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Đây là tổ chức chuyên xây dựng các tiêu chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành, nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả của ngành công nghiệp, các tiêu chuẩn ISO được sử dụng trên toàn thế giới
Được thành lập vào năm 1947, hiện ISO có 163 thành viên là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của các quốc gia. Ban Thư ký Trung tâm của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ chịu trách nhiệm điều phối hệ thống tổ chức. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu và tiêu chuẩn ISO mà chúng ta thường gặp nhất là tiêu chuẩn ISO 9001
Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, gồm:
Tiêu chuẩn áp dụng: ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn hướng dẫn: ISO 9001:2000, ISO 9004:2000, ISO 19011, IWA2
Quy trình ISO là gì ?
Quy trình iso là quy trình xác định và áp dụng tiêu chuẩn ISO trong tổ chức doanh nghiệp. Quy trình ISO được hiểu là việc xác định và đưa ra trình tự các bước để thực hiện một hoạt động hay quá trình trong hệ thống quản lý doanh nghiệp của bạn và chúng phải đáp ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO mà doanh nghiệp bạn đang áp dụng
TẠI SAO TỔ CHỨC NÊN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO?
Để giữ khách hàng và làm khách hàng thỏa mãn thì sản phẩm (dịch vụ) mà tổ chức bạn cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
ISO 9000 cung cấp cho tổ chức của bạn một cơ chế cho phép tiếp cận một cách hệ thống các quá trình (hoạt động) diễn ra trong tổ chức vì vậy tổ chức của bạn cung cấp một cách ổn định sản phẩm phù hợp mong đợi của khách hàng. Điều đó có nghĩa là khách hàng của bạn luôn luôn hài lòng với sản phẩm mà bạn cung cấp.
Tăng đáng kể năng suất lao động, giảm được các chi phí vận hành không đáng có thông qua việc xem xét, phân bổ các nguồn lực cho các quá trình cũng như thiết lập mối tương hỗ giữa các quá trình đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản xuất, tăng doanh thu.
Đáp ứng được việc vượt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Giúp doanh nghiệp thấy và xử lý chính xác những chậm trễ, sai sót trong quá trình vận hành doanh nghiệp từ đó các lãnh đạo công ty giảm thời gian kiểm soát, gia tăng sựu sáng tạo và đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo xây dựng và phát triển thương hiệu công ty.
CÓ GÌ KHÁC GIỮA ISO 9000: 2000 VÀ ISO 9001:2008?
ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.
ISO 9001-2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
ISO 9001 là gì
ISO 9001 hay còn gọi là ISO 9001:2015, đây là tiêu chuẩn mà chúng ta thường gặp nhất – tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Quy trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
1. Quyết định có nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 hay không?
Việc này phải dựa vào việc hoạt động của công ty hiện tại có đáp ứng được những yêu cầu giám sát, kiểm tra trong quản lý hay không? Tất nhiên, với sự ưu việt của tiêu chuẩn ISO thì một công ty chưa từng có nên có quyết định áp dụng tiêu chuẩn này.
2. Tìm ra đại diện lãnh đạo chất lượng
Cần phải bổ nhiệm một đại diện trong ban lãnh đạo của tổ chức làm đại diện lãnh đạo chất lượng
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, trước tiên chúng ta cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà tổ chức mình áp dụng. Sau đó xem xét sự đáp ứng các điều khoản đó của tổ chức mà nhất là tại những bộ phận, những công việc mà tổ chức dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều khoản, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch thực hiện.
4. Thông báo trong nội bộ tổ chức
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới. Vì vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết, chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.
5. Chuẩn bị tài liệu
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu bắt buộc theo các yêu cầu của các điều khoản trong tiêu chuẩn. Và tổ chức phải soản thảo mọi tài liệu liên quan để phù hợp cho việc đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn ISO.
6. Thực hiện
Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ thống tài tiệu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và áp dụng trong những phòng ban liên quan của tổ chức. Trong bước này,thì các nhà lãnh đạo của tổ chức và đội ngũ nhân viên phải được thông báo về những quy trình làm việc mới hoặc những thay đổi chính thức trong tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong bước 5.
7. Đánh giá nội bộ
ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của tổ chức thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ sẽ được giúp đỡ để thực hiện trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
8. Đăng ký ISO 9001
Trước khi tổ chức/doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng nhận này là một tổ chức độc lập và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Đơn vị này sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 củadoanh nghiệp và nếu cuộc đánh giá hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Vậy nên, điều quan trọng là nên chọn một tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín để đăng ký chứng nhận.
9. Chứng nhận ISO 9001
Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Đơn vị được cấp phải đủ điều kiện để được tổ chức chứng nhận ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001. Các bước từ bước 1 đến bước 8 được thiết kế để doanh nghiệp có thể đạt được chứng chỉ iso 9001 này. Tuy nhiên,đội ngũ nhân viên của tổ chức có thể sẽ chưa quen với việc đánh giá của một tổ chức ở bên ngoài, do đó cần phải khuyến khích, động viên họ để có sự chuẩn bị tốt cho công cuộc đánh giá cũng như là phải hướng dẫn cách thức tương tác, phối hợp với những chuyên gia đánh giá chứng nhận. Đừng để một nhân viên không am hiểu gì về hệ thống ảnh hưởng đến việc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
10. Duy trì chứng chỉ ISO 9001
Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng đó cũng quan trọng không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt ở trong hoạt động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến nó hơn nữa .
>> Thép hình của Thanh Bình HTC đạt tiêu chuẩn chất lượng 9001 ?
ISO 22000 là gì ? Lợi ích của ISO 22000 là gì ?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng nhận ISO 22000 giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Phiên bản hiện hành của ISO 22000 là ISO 22000:2018 phiên bản cũ hơn là ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.
So với ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22000 là một hướng dẫn thủ tục có tính định hướng nhiều hơn. Ngoài ra, ISO 22000 là một hệ thống quản lý rủi ro của một ngành công nghiệp cụ thể cho bất kỳ loại thực phẩm nào, điều này có liên quan chặt chẽ với hệ thống quản lý chất lượng của ISO 9001.
Lợi ích của ISO 22000 là gì ?
Nâng cao quản lý và truyền thông.
Đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn.
Giảm chi phí từ việc thu hồi hoặc hủy bỏ.
Cải thiện danh tiếng và sự trung thành với nhãn hiệu.
Tin cậy hơn trong các công bố.
Ít bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Chất lượng tốt hơn và công việc an toàn hơn trong ngành thực phẩm.
Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn.
Kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm hiệu quả hơn.
Quản lý có hệ thống các chương trình tiên quyết.
Cơ sở hợp lệ để đưa ra quyết định.
Kiểm soát được tập trung vào các ưu tiên.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên bằng cách giảm dư thừa.
Lập kế hoạch tốt hơn, xác minh sau quá trình ít hơn.
Phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 14001 là gì ?
ISO 14001 là tiêu chuẩn về quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu . Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động.
Phiên bản ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống.
ISO 14001:2015 mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp;
Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng;
Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm;
Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.
—————————-
Các sản phẩm sắt thép của công ty thép Thanh Bình HTC đều đạt chuẩn ISO 9001, chúng tôi đem đến người dùng các sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất
Các sản phẩm sắt thép đạt tiêu chuẩn Châu Âu của chúng tôi đó là :
– Thép cuộn
– Thép lá
– Thép góc, Thép hình
– Thép pha
– Thép chế tạo
– Thép định hình nguội
– Thép bản mã
– Thép cọc cừ
– Thép ống hộp
– Xe Goong
– Máy cơ khí mới và đã qua sử dụng
Nếu bạn muốn tham khảo bảng giá thép xây dựng mới nhất hôm nay, vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HTC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội
Xưởng sản xuất và kho: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội
Điện thoại: +84-4-38771887
Fax: +84-4-36558116
Email: sales@thanhbinhhtc.com.vn
Website: www.thanhbinhhtc.com.vn
Hotline: 091.3239536 – 091.3239535
Bài viết liên quan
- Đơn giá thi công nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
- Định hướng quy hoạch ngành thép năm 2017
- Điện tăng, xăng tăng, giá sắt thép cũng tăng
- Để đảm bảo khách quan, Bộ Công Thương thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép
- Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
- Đầu năm 2017 sức hút từ lợi nhuận của ngành công nghiệp thép
- Đánh giá chất lượng thép để đảm bảo ngôi nhà vững chắc
- Đặc điểm, công dụng của thép U dập – Cừ dập
- [CẬP NHẬT MỚI NHẤT] BẢNG BÁO GIÁ CÁT XÂY DỰNG HÔM NAY NĂM 2019
- Xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ trong tháng 8 tăng
- Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 49,2%
- Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ giảm mạnh ở Mỹ
- Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Nhật giảm xuống 381.559 tấn
- Xu hướng giá thép đầu năm 2020 trong tình hình xảy ra Coronavirus
- Xe goong trong khai thác than trong lò tại mỏ than Nam Mẫu