E-United tiếp tục đầu tư dự án khu liên hợp thép Guanglian tại Dung Quất
Ngày đăng: 15/04/2016 -E-United tiếp tục đầu tư dự án khu liên hợp thép Guanglian tại Dung Quất, dự án này tạo ra cuộc đua “tam mã” giữa E-United, Hoa Sen và Hòa Phát. Dự án này Cty E-United đã đầu tư hơn 3,3 tỷ USD trước đó
Người cũ trở lại
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi, Cty con của E-United là Guanglian Steel – Cty đứng tên chủ đầu tư dự án liên hợp thép 3 tỷ USD tại Dung Quất – đã có một cuộc họp với ban quản lý để xin phép tiếp tục đầu tư dự án đã đình trệ suốt 10 năm qua. Một lãnh đạo cao cấp của ban quản lý khu kinh tế cũng đã xác nhận nội dung cuộc họp và khẳng định E-United không muốn từ bỏ dự án này nữa.
Thông tin trên được coi là một động thái bất ngờ của E-United sau khi tập đoàn này đã có công văn gửi đến ban quản lý khu kinh tế xin rút khỏi dự án thép với lý do không thu xếp được tài chính. Trước đó, tập đoàn JFE Steel cũng đã từ bỏ ý định thâu tóm phần lớn cổ phần của Guanglian Steel để sở hữu dự án thép tại Dung Quất sau 2 năm nghiên cứu. Thay vào đó, JFE Steel mua 5% cổ phần của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh.
Hiện vẫn chưa rõ lý do khiến E-United thay đổi ý định và muốn tiếp tục theo đuổi dự án. Nhưng có một điều chắc chắn rằng trong suốt 10 năm qua, nhà đầu tư này đã đổ không ít tiền của vào dự án này để thực hiện các công việc nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, đào tạo nhân công, xây dựng văn phòng, khu ký túc xá và tiến hành đóng cọc móng một phần trên đất dự án. Cho tới cuối năm ngoái, E-United cũng đã giải phóng được 375 ha trong tổng số 504 ha diện tích đất của dự án. Một diện tích cũng không phải là nhỏ.
Trong một lần trả lời phóng vấn phóng viên của DĐDN cuối 2011, TGĐ của Guanglian Steel lúc bấy giờ là ông Hsueh Hung Yi đã tiết lộ E-United đã chi khoảng 60 triệu USD cho dự án tại Dung Quất. Con số này sẽ còn cao hơn nếu tính đến thời điểm E-United xin rút khỏi dự án cuối năm ngoái. Với số tiền bỏ ra lớn như vậy, có lẽ nhà đầu tư đến từ Đài Loan không muốn bỏ phí mất công sức và tiền của của mình trong khi đang có nhu cầu mở rộng sản xuất ra bên ngoài.
>> Xem thêm: Giá thép cọc cừ tại thị trường Việt Nam hiện nay ?
Đối thủ mới
Việc E-United xin quay trở lại tiếp tục đầu tư dự án sẽ là một thông tin không mấy dễ chịu đối với hai tập đoàn sản xuất thép trong nước là Hoa Sen và Hòa Phát. Ngay sau khi E-United xin rút khỏi dự án cuối 2015, cả Hoa Sen và Hòa Phát đã gửi công văn đến UBND tỉnh Quảng Ngãi xin phép thế chân E-United.
Trong khi Hoa Sen mới chỉ đưa ra đề xuất xin đầu tư vào dự án kể trên mà không kèm theo kế hoạch cụ thể, Hòa Phát thậm chí còn nhanh chân hơn khi đưa ra một kế hoạch rõ ràng. Theo đó, Hòa Phát dự kiến sẽ đầu tư dự án nhà máy thép liên hợp sẽ có công suất 4 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư có thể lên đến 2-2,5 tỷ USD và được chia làm hai giai đoạn (theo thông tin từ UBND Quảng Ngãi). Cuối tháng ba vừa qua, tập đoàn này còn tiếp tục gửi một công văn khẳng định quyết tâm đầu tư dự án thép tại Dung Quất.
Có thể thấy rõ nếu tập đoàn nào tiếp quản lại dự án thép từ E-United sẽ được hưởng khá nhiều lợi thế. Trước tiên, đó là về mặt bằng. Trong gần 10 năm, E-United đã bỏ ra hàng chục triệu USD để giải phóng 375 ha trong tổng số 504 ha đất của dự án. Chính vì vậy, trong công văn gửi chính quyền địa phương, Hòa Phát yêu cầu diện tích đất khoảng 300-350 ha, trong đó giai đoạn 1 khoảng 150 ha và vị trí khu đất là của nhà máy thép Guanglian Steel đã dừng triển khai. Nhưng lợi thế lớn nhất nằm ở ưu đãi thuế dành cho dự án này. Vào thời điểm dự án nhận giấy chứng nhận đầu tư năm 2006, dự án được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN (10%) và các ưu đãi khác. Vào thời điểm hiện tại, đầu tư sản xuất thép không còn là lĩnh vực khuyến khích đầu tư nên những ưu đãi đó đã bị bãi bỏ. Nếu tập đoàn nào nhận chuyển nhượng lại dự án từ E-United mà không điều chỉnh quy mô dự án sẽ vẫn được hưởng ưu đãi đó.
Tuy nhiên, cơ hội được hưởng những lợi thế trên có lẽ sẽ khó có được khi E-United tiếp tục dự án. Vì thực tế dự án này vẫn chưa bị rút phép và Guanglian Steel vẫn đang là nhà đầu tư. Dù vị lãnh đạo của ban quản lý khu kinh tế cho biết rằng chính quyền địa phương không mặn mà lắm với việc E-United tiếp tục dự án, nhưng để rút phép được cũng không hẳn là dễ
Kết luận: Việc Cty E-United tiếp tục đầu tư vào dự án thép tại khu sắt thép Dung Quất sẽ tạo nên một cuộc đua giành quyền đầu tư vào dự án này giữa Hòa Phát, Hoa Sen và E-United
Để biết thêm chi tiết về dự án khu liên hợp thép Guanglian tại Dung Quất, bạn vui lòng thường xuyên ghé qua Thanh Bình HTC Việt Nam để cập nhật tin tức sắt thép mới nhất.
Nguồn tin: DĐDN
>>> Xem thêm:
- nhà máy thép guang lian dung quất
- dự án nhà máy thép dung quất
- dự án thép guang lian
- công ty tnhh guang lian steel
- cty tnhh guang lian steel việt nam
- công ty guang lian steel việt nam
- du an thep guang lian
- nhà máy thép dung quất
- nhà máy luyện thép Dung Quất
Bài viết liên quan
- Đơn giá thi công nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
- Định hướng quy hoạch ngành thép năm 2017
- Điện tăng, xăng tăng, giá sắt thép cũng tăng
- Để đảm bảo khách quan, Bộ Công Thương thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép
- Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
- Đầu năm 2017 sức hút từ lợi nhuận của ngành công nghiệp thép
- Đánh giá chất lượng thép để đảm bảo ngôi nhà vững chắc
- [CẬP NHẬT MỚI NHẤT] BẢNG BÁO GIÁ CÁT XÂY DỰNG HÔM NAY NĂM 2019
- Xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ trong tháng 8 tăng
- Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 49,2%
- Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ giảm mạnh ở Mỹ
- Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Nhật giảm xuống 381.559 tấn
- Xu hướng giá thép đầu năm 2020 trong tình hình xảy ra Coronavirus
- Xe goong trong khai thác than trong lò tại mỏ than Nam Mẫu
- Xe Goòng Trẻ Em Radio Flyer RFR32