Các đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không
Ngày đăng: 05/08/2016 -Theo quy định thì một số loại thép thuộc đối tượng áp dụng biện pháp bán phá giá như thép không gỉ cán nguội, thép tấm, ….
Dưới đây là các đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không
Trước kiến nghị của Công ty CP thang máy Thiên Nam về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ để sản xuất thang máy, Bộ Tài chính cho biết, DN căn cứ mô tả hàng hóa, mã HS, kết quả phân tích, phân loại, tài liệu NK kèm theo để xác định xem loại thép Công ty đã NK có thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không .
Phân tích cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại mục 2 Thông báo về việc điều chỉnh thuế chống bán phá giá theo kết quả rà soát lần thứ nhất kèm theo Quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 29-4-2016 của Bộ Công Thương thì hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc dạng tấm có chứa 1,2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn và chứa 10,5% hàm lượng crôm trở lên, có hoặc không có nguyên tố khác.
Thép không gỉ cán nguội dạng thép cuộn hoặc tấm được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa bên trên bề mặt Những sản phẩm này được tiếp xúc xử lỷ hoặc (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra với mô tả như trên được phân loại theo các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.
Tuy nhiên, các chủng loại sản phẩm là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (full hard), thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn, hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3.5mm được loại trừ khỏi pham vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được NK hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ các nước/vùng lãnh thổ gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan. Mức thuế chống bán phá giá dành cho các nhà sản xuất/XK khác từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan là mức thuế áp dụng đối với các nhà sàn xuất/XK không có tên trong danh sách nêu trên.
Bộ Tài chính cho rằng, tại Quyết định 1656/QĐ-BTC của Bộ Công Thương đã nêu rõ mô tả hàng hóa, mã HS của các loại thép thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá. Theo đó, đề nghị Công ty căn cứ mô tả hàng hóa, mã HS, kết quả phân tích, phân loại hàng hóa (nêu có), tài liệu NK kèm theo để xác định xem loại thép thuộc 2 hợp đồng mà Công ty đã NK có hay không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 1656/QĐ-BTC.
Thanh bình htc / Nguồn tin: Hải quan
>> Xem thêm: Thép chế tạo có được phép bán phá giá không ?
Bài viết liên quan
- Đơn giá thi công nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
- Định hướng quy hoạch ngành thép năm 2017
- Điện tăng, xăng tăng, giá sắt thép cũng tăng
- Để đảm bảo khách quan, Bộ Công Thương thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch ngành thép
- Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép
- Đầu năm 2017 sức hút từ lợi nhuận của ngành công nghiệp thép
- Đánh giá chất lượng thép để đảm bảo ngôi nhà vững chắc
- [CẬP NHẬT MỚI NHẤT] BẢNG BÁO GIÁ CÁT XÂY DỰNG HÔM NAY NĂM 2019
- Xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ trong tháng 8 tăng
- Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 49,2%
- Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ giảm mạnh ở Mỹ
- Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Nhật giảm xuống 381.559 tấn
- Xu hướng giá thép đầu năm 2020 trong tình hình xảy ra Coronavirus
- Xe goong trong khai thác than trong lò tại mỏ than Nam Mẫu
- Xe Goòng Trẻ Em Radio Flyer RFR32