Đổ bê tông dầm, sàn, mái cần nắm rõ yếu tố kỹ thuật, công tác chuẩn bị vật liệu và quá trình thi công cũng rất quan trọng.
KẾT CẤU CỦA DẦM, SÀN, MÁI
– Sàn thuộc nhóm kết cấu nằm ngang với toàn bộ các nhóm kết cấu sàn được đặt lên các bức tường, trong khi đó các cột là nhóm kết cấu thẳng đứng. Cột với dầm tạo thành khung chính kết cấu đỡ sàn .
– Sàn, mái là những cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực trên mặt phẳng ngang có cấu tạo như một tấm lưới ô vuông bằng thép kết cấu có nhiệm vụ chịu lực chính . Do đó kỹ thuật đổ bê tông đóng vai trò làm cứng sàn vì thép rất dẻo , có thể bị uốn võng nếu đứng độc lập .
Sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày ( thường mỏng hơn 80-100mm).
Hướng dẫn đổ bê tông dầm, sàn, mái
Các dầm chính kê lên các cột và cùng với cột tạo thành khung. Bên cạnh đó các dầm phụ kê lên các dầm chính và tường ngoài .
Bản kê lên các dầm phụ và tường dọc ngoài . Ô bản chỉ có liên kết ở hai cạnh song song, bản chỉ bị uốn theo phương vuông góc với cạnh liên kết, có liên kết ở cả bốn cạnh, bản bị uốn theo cả hai phương .
Kỹ thuật đổ bê tông dầm
– Đối với nhà ở dân dụng, chiều cao dầm thường <= 50cm, do đó có thể tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn . Khi chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn .
– Không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m , đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp .
– Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm tự 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ , công việc này được tách ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn hai
Đổ bê tông sàn các tầng
– Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai . Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8 đến 10cm .
Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái , sử dụng màng chống thấm HDPE nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt .Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp , tránh hiện tượng phân tần có thể xảy ra
– Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2 m. Đổ xong một dải sau đó trải màng chống thấm HDPEmới đổ dải kế tiếp .Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m , bắt đầu đổ dầm chính .
Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này . Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ. Màng chống thấm HDPE có tác dụng chống thấm, ngăn nước, độ ẩm xâm nhập rất tốt
– Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình . Đổ bê tông sàn bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần .
Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức , theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút .
– Mái toàn khối là hệ kết cấu mái được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng không gian lớn cho công trình . Cấu tạo bản mái toàn khối gần giống cấu tạo bản sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng.
Các lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của sàn,mái cũng tương tự như đổ bê tông sàn , nhưng về mùa hè, khi nhiệt độ lên trên 30độ C, phải đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông .
Có thể trộn vữa bê tông mác 200 để đổ mái với tỷ lệ cấp phối xi măng : 350 Kg, đá dăm 1×2:0,8m3, cát vàng : 0,5m3 nước : 200 lít . Vữa bê tông này sẽ dẻo dễ đổ , dễ dan gạt và đầm do lượng cát nhiều hơn thông thường và đá có giảm đôi chút .
– Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa . Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được .
Nếu thấy dính không tạo được viết lóm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm . Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại , không thể đầm được nữa . Khi trời nắng tốt , thời điểm đầm lại là khoảng 1,5 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 5 giò .
Khi nước nổi lên bề mặt , rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ ( không dùng bàn xoa thép ) xoa kỹ cho phẳng . Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước .
Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt , đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15% . Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng , nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng .
Để có được loại thép đổ bê tông tốt nhất với giá thành hợp lý nhất hãy liên hệ đến Thanh bình htc, chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các loại thép là coppa như Thép cừ dập, Thép hình, Thép tấm, thép bản mã, lặp là, thép hộp mạ kẽm, thép hộp đen, thép ống mạ kẽm, thép ống đen, thép la, thép tấm, thép hình H U I V, kẽm gai, lưới B40, sắt thép xây dựng, giá xà gồ….
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HTC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội
Xưởng sảxdn xuất và kho: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội