Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép

Ngày đăng: 09/02/2017 - Tác giả:

Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép, theo số liệu từ Tổng Cục thống kê thì tính đến hết tháng 1 năm nay, mặt hàng sắt thép đã có kim ngạch nhập khẩu đạt 710 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước

Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép

Đầu tháng 2 : Việt Nam tiếp tục nhập siêu sắt thép

Được biết, năm 2016 kim ngạch sắt thép nhập khẩu ước tính đạt 8 tỉ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Các thị trường cung cấp sắt thép chính cho Việt Nam năm 2016 là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định thì việc nhập khẩu lượng lớn thép Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục là mối đe dọa với thép Việt. Để cứu ngành thép trong nước, Bộ Công Thương đã thực hiện áp dụng các biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu với việc áp thuế 23,3% với phôi thép và 14,2% với thép dài.

Điều chỉnh lộ trình làm cao tốc Bắc Nam

Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết, Bộ Giao thông từng đặt mục tiêu đến năm 2022 hoàn thành đầu tư xây dựng 1.372km cao tốc Bắc Nam. Khi đó, Bộ đã kiến nghị Chính phủ dành một gói ngân sách khoảng 70.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các dự án theo hình thức PPP.

Tuy nhiên, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ Giao thông chỉ được phân bổ khoảng 70.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đến năm 2020 cho tất cả dự án, bao gồm cả các đoạn cao tốc Bắc – Nam. Nếu dành toàn bộ nguồn tiền này để đầu tư cao tốc thì những dự án giao thông khác sẽ phải dừng lại, do không có tiền triển khai. Vì vậy, đơn vị tư vấn đã điều chỉnh kế hoạch, từ 1.372km xuống còn 573km cao tốc đến năm 2022, với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.400 tỷ đồng.

Yêu cầu đẩy nhanh việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Tại cuộc họp về kế hoạch cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất chiều 6/2, TS Nguyễn Bách Tùng (Giám đốc Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC – đơn vị tư vấn) cho biết, sân bay này có thể khai thác 36 – 38 chuyến/giờ, đáp ứng tối đa cho 223.500 chuyến cất, hạ cánh/năm. Năm 2016, Tân Sơn Nhất đã khai thác xấp xỉ 218.000 lượt cất, hạ cánh. Hiện Tân Sơn Nhất có thể đáp ứng cho 50 vị trí đỗ trong khi nhu cầu là 67. Vấn đề này sẽ cơ bản được giải quyết sau khi triển khai dự án xây dựng sân đỗ tại 21 ha đất quân đội bàn giao.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai các công việc cần thiết, đảm bảo đến năm 2018 có thể đưa được hệ thống đường lăn, sân đỗ vào khai thác. Bộ trưởng cho biết, sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng sớm giao đất để triển khai xây dựng nhà ga T3, T4, đồng thời trình Chính phủ cho phép áp dụng chỉ định thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công, chỉ định nhà đầu tư đối với 2 nhà ga nhằm đảm bảo tính cấp bách của dự án.

Khan hiếm đất nền vùng ven

Theo các báo cáo về thị trường bất động sản, nguồn cung đất nền TP.HCM trong năm 2017 giảm, đặc biệt những sản phẩm đất nền dự án chất lượng lại càng khan hiếm. Vì vậy, phân khúc đất nền sẽ tiếp tục “ăn nên làm ra” trong năm Đinh Dậu.

Quỹ đất khan hiếm nên giá đất nền tại các quận như quận 9, 12, Thủ Đức,… trong thời gian qua đã tăng đáng kể. Vì thế, nguồn cung sẽ phải dịch chuyển về ngoại ô như Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và các khu vực giáp ranh thành phố như Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Hiện nay, khu vực Tây TP (Long An) đang hấp dẫn khách hàng bởi mức giá khá hợp lý. Sở dĩ đất nền khu vực Tây Bắc TP.HCM có mức giá thấp là do quỹ đất dồi dào, mức giá tăng không quá cao cùng hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện khiến đất nền ở đây luôn được nhiều khách hàng quan tâm.

Thực tế cho thấy, trên thị trường bất động sản đất nền TP.HCM, những dự án chất lượng đáp ứng được mong đợi của đại đa số khách hàng có nhu cầu thực không nhiều.

Thanhbinhhtc.com.vn / Nguồn tin: Baoxaydung

Xem thêm :